WLAN là gì? Phương thức hoạt động mạng WLAN

WLAN là gì? Phương thức hoạt động mạng WLAN

WLAN chắc chắn là cái tên không còn xa lạ gì với nhiều người song không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo cũng như cách thức hoạt động của chúng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để hiểu rõ hơn về WLAN nhé!

WLAN là gì? Phương thức hoạt động mạng WLAN

Tham khảo thêm: Lỗi máy chiếu bị loang màu và cách chỉnh

WLAN là gì?

WLAN ra đời năm 1980, là viết tắt của “Wireless Local Area Network” hay “mạng không dây“. WLAN hoặc mạng LAN không dây, là một mạng cho phép các thiết bị kết nối và giao tiếp không dây. Không giống như một mạng LAN có dây truyền thống, trong đó các thiết bị giao tiếp qua cáp Ethernet, các thiết bị trên mạng WLAN giao tiếp qua WiFi .

Lịch sử ra đời của mạng WLAN

Lịch sử ra đời của mạng WLAN

Mạng truyền thông máy tính không dây đầu tiên trên thế giới mang tên ALOHAnet được phát triển bởi giáo sư tại Đại học Hawaii, Norman Abramson. Hệ thống này bắt đầu hoạt động vào năm 1971, là chiếc máy tính sử dụng mạng kết nối không dây đầu tiên trên thế giới. Mạng LAN là giải pháp đầu tiên, tuy nhiên nó có giá rất đắt.

Đầu những năm 1990, mạng WLAN rất rất đắt tiền và chỉ được sử dụng khi các kết nối có dây được lắp đặt. Đến cuối những năm 1990, hầu hết các giải pháp WLAN và giao thức độc quyền đã được thay thế bằng các tiêu chuẩn IEEE 802.11 trong các phiên bản khác nhau (phiên bản “a” đến “n”). Giá mạng WLAN cũng bắt đầu giảm đáng kể.

Thiết bị của WLAN

Thiết bị của WLAN

Mạng WLAN không dây có thể chứa nhiều loại thiết bị khác nhau, bao gồm:

  • Điện thoại di động
  • Máy tính xách tay và máy tính bảng
  • Hệ thống âm thanh Internet
  • Máy chơi game
  • Bất kỳ thiết bị hoặc thiết bị gia đình có kết nối internet nào khác

Ưu điểm của mạng WLAN

Các thiết bị có thể kết nối không dây, loại bỏ sự cần thiết của cáp hay dây nối lằng nhằng. Điều này cho phép các gia đình và doanh nghiệp tạo ra các mạng cục bộ mà không cần kết nối hệ thống với Ethernet. Nó cũng cung cấp một cách cho các thiết bị nhỏ, chẳng hạn như điện thoại thông minh và máy tính bảng, để kết nối với mạng.

WLAN không bị giới hạn bởi số cổng vật lý trên router, do đó có thể hỗ trợ hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm thiết bị. Phạm vi của một mạng WLAN có thể dễ dàng được mở rộng bằng cách thêm một hoặc nhiều bộ lặp.

WLAN có thể dễ dàng được nâng cấp bằng cách thay thế các bộ định tuyến bằng các phiên bản mới – một giải pháp dễ dàng hơn và rẻ hơn nhiều so với việc nâng cấp các cáp Ethernet cũ.

Ưu điểm của mạng WLAN

Nhược điểm của mạng WLAN

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên thì mạng WLAN cũng tồn tại một số nhược điểm như:

Mạng không dây tự nhiên kém an toàn hơn so với mạng có dây bởi bất kỳ thiết bị không dây nào cũng có thể cố gắng kết nối với mạng WLAN. Vì vậy nếu lo lắng về vấn đề bảo mật thì biện pháp duy nhất chỉ có thể là hạn chế truy cập vào mạng. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng xác thực không dây như WEP hoặc WPA, mã hóa thông tin liên lạc.

Bất kỳ các mạng không dây nào, trong đó có WLAN dễ bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu khác hoặc các rào cản vật lý, chẳng hạn như các bức tường bê tông. Vì mạng LAN cung cấp hiệu suất và bảo mật cao nhất, chúng vẫn được sử dụng cho nhiều mạng công ty và chính phủ.

Phương thức hoạt động của mạng WLAN

Phương thức hoạt động của mạng WLAN

Tuy không giống như mạng LAN truyền thống xong cách hoạt động của WLAN lại không có nhiều khác biệt. Các thiết bị mới thường được bổ sung và cấu hình bằng DHCP, chính vì thế, nó có thể giao tiếp với các thiết bị khác trên mạng giống như cách họ thực hiện trên mạng có dây. Sự khác biệt chính là cách dữ liệu được truyền đi.

Trong mạng LAN, dữ liệu được truyền qua cáp vật lý trong một loạt các gói Ethernet chứa. Trong một mạng WLAN, dữ liệu được truyền qua không khí bằng cách sử dụng một trong các giao thức Wi-Fi 802.11.

Trên đây là những thông tin về mạng không dây WLAN cũng như những ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của nó. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích!