Hướng dẫn cách cài đặt máy in cơ bản, chính xác

Hướng dẫn cách cài đặt máy in cơ bản, chính xác

Đa phần các máy in được sử dụng cho văn phòng, chúng được nối với một máy tính hoặc một máy chủ dùng để in chung. Một phần khác máy in được nối với các thiết bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu riêng. Máy in được phân ra làm hai loại lớn là máy in cho văn phòng và máy in công nghiệp. Những máy in cho văn phòng thường có thiết kế nhỏ gọn và tích hợp khá nhiều công năng. Ở đây sẽ nói cụ thể đến máy in cho văn phòng về phân loại và cách cài đặt để sử dụng chúng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây trong chuyên mục sửa máy in của chúng tôi.

Hướng dẫn cách cài đặt máy in cơ bản, chính xác

Phân loại máy in cho văn phòng.

Máy in thường được phân loại theo công nghệ in, bao gồm:

1. Máy in laser

Máy in sử dụng công nghệ laser là các máy in dùng in ra giấy, hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực (có tính chất từ) để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài.

Máy in laser có tốc độ in thường cao hơn các loại máy in khác, chi phí cho mỗi bản in cũng tương đối thấp.

Máy in laser có thể in đen trắng hoặc có màu sắc. Một số loại máy in sử dụng công nghệ laser được chuộng:

  • Máy in Canon Laser LBP6030w (khổ A4, có kết nối wifi)
  • Máy in laser đen trắng Brother HL-L2321D
  • Máy in Brother DCP-L2520D
  • Máy in Laser đen trắng đa chức năng Brother FAX-2840
  • Máy in laser đen trắng HP LaserJet Pro M203dn Printer – G3Q46A

2. Máy in kim

Máy in kim sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in.
Vì tốc độ in chậm, độ phân giải kém cùng tiếng ồn phát ra nên ngày nay máy in kim chỉ còn xuất hiện tại các cửa hàng, siêu thị để in các hoá đơn như một thiết bị nhỏ gọn cho các bản in chi phí thấp.

Máy in kim

3. Máy in phun

Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.

Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). So sánh trong các thể loại máy in thì máy in phun thường có chi phí trên mỗi bản in lớn nhất. Các máy in phun thường có giá thành thấp nhưng các hộp mực cho máy in phun lại có giá cao, số lượng bản in trên bộ hộp mực thấp.

Một số loại máy in phun được ưa chuộng:

  • Máy in phun màu HP 452DW
  • Máy in phun màu Epson C5210DW và C5290DW
  • Máy in phun màu Canon ix6860

Các bước cài đặt driver cho máy in:

Các bước cài đặt driver cho máy in:

Bạn cần phải tải Driver thích hợp với máy in của mình rồi mới tiến hành cài đặt.

Bước 1: Bạn vào Control Panel bằng cách bấm phím Windows + R gõ Control Panel –> bấm OK.
Ở mục Hardware and Sound bạn chọn Add a device để thêm 1 thiết bị mới.

Bước 2: Sau đó xuất hiện bảng Add Printer Wizard thì bạn bấm vào Next để tiếp tục.

Bước 3: Bảng Local or Network Printer thì bạn phải lựa chọn kiểu kết nối với máy in.
– Local printer attached to this computer: Máy in được nối trực tiếp với máy tính.
– A network printer, or a printer attached to another computer: Máy in được nối qua mạng nội bộ hoặc kết nối với một máy tính khác đã được cài máy in.
Sau đó bạn bấm vào Next để tiếp tục.

Bước 4: Chọn cổng cắm kết nối máy in ở mục Use the following port ở đây bạn chọn LPT1 bạn bấm vào Next để tiếp tục.

Bước 5: Bạn chọn đúng nhà cung cấp máy in mình đang dùng ở Printers, bạn bấm vào Next để tiếp tục.

Bước 6: Bảng lựa chọn máy in này là mặc định khi in hiện ra thi bạn có thể chọn 1 trong 2 trường hợp Yes: Đồng ý – No: Không.
Trường hợp này xuất hiện khi có nhiều máy in trên cùng 1 hệ thống bấm vào Next để tiếp tục.

Bước 7: Bảng tiếp theo là bảng muốn in thử 1 trang sau khi cài đặt hoàn tất bạn chọn Yes: Đồng ý – No: Không và bấm vào Next để tiếp tục.

Bước 8: Bảng thống kê các thông tin đã được liệt kê thì bạn bấm vào Finish để kết thúc quá trình cài đặt.
Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn biết về các dòng máy in và cách cài đặt chung cho những máy in đó.

Xem thêm :

Cách xóa driver máy in trên win 7 win 10

Hướng dẫn cài đặt driver cho máy in hp

Hướng dẫn kiểm tra IP máy in

Báo giá đổ mực máy in

 

Từ khóa: